Bụi mịn là gì? Các tác hại của bụi mịn
Hiện nay, trong không khí ta có thể thấy bụi đang chiếm một tỉ lệ không hề thấp. Vậy nguồn gốc bụi, bụi mịn là gì và nó xuất hiện từ đâu? Có thể thấy sự ảnh hưởng của bụi và bụi mịn ảnh hưởng đến sức khỏe con người lớn như thế nào, đặc biệt là các khu vực có nồng độ bụi cao. Hiện nay bụi trong không khí được cảnh báo luôn ở mức có hại cho sức khỏe, đặc biệt tại các thành phố lớn, khi mà các công trình đang được xây dựng khá nhiều. Vì vậy lượng bụi trong không khí không ngừng tăng mạnh đặc biệt vào những giai đoạn thời tiết khô hanh.
Nhìn vào không khí xung quanh bạn và bạn có thể thấy các hạt bụi trôi nổi trong không khí. Vậy, bụi là gì và bụi đến từ đâu? Chúng tôi sẽ giải quyết câu hỏi dưới đây.
Bụi mịn là những hạt vật chất có kích thước cực kỳ nhỏ ở bên trong môi trường không khí. Đường kính của hạt bụi mịn là dưới 10 micromet, bằng ⅕ của kích thước sợi tóc. Kích thước này khiến bụi mịn trở nên vô hình và chúng ta chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử mà thôi.
Cụ thể, có 4 loại kích thước:
· PM10: đường kính 2.5 tới 10 micromet
· PM2.5: đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet
· PM1.0: đây là hạt bụi siêu mịn có đường kính nhỏ hơn 1 micromet
· PM0.1: đây là bụi nano có đường kính dưới 0.1 micromet
Bụi mịn có từ đâu?
Bụi mịn thường xuất hiện ở những ngày có không khí khô hoặc nhiệt độ thấp. Bụi mịn có lan rộng đến hàng cây số. Bụi mịn được hình thành từ những chất như carbon, nitơ và các loại kim loại khác.
Không những thế, các hạt bụi mịn còn có thể sinh ra từ môi trường tự nhiên, từ các vụ cháy rừng, khói của các miệng núi lửa, bụi sa mạc, bão cát hay từ những chất thải sinh vật như bào tử nấm, phấn hoa, nước thải côn trùng…
Không những hạt bụi mịn được sinh ra từ tự nhiên mà tác động của con người cũng là một nhân tố đáng kể tạo ra bụi mịn trong môi trường. Cụ thể, những hạt bụi mịn có thể được tạo ra từ các phương tiện di giao thông hằng ngày như: khí thải xe máy, ô tô, xe tải, xe buýt, nhà máy điện… Các hoạt động như đốt than, gỗ hay cháy rừng cũng là nguyên nhân khiến bụi mịn tăng lên trong không khí.
Một điểm lưu ý đó là không chỉ những hoạt động ngoài trời khiến sản sinh ra bụi mịn mà cả những hoạt động hàng ngày bên trong ngôi nhà cũng khiến tạo ra bụi mịn. Cụ thể, các hoạt động hàng ngày như nấu ăn (xào, chiên, nướng thịt), hút thuốc, đốt nến… đều có thể tạo ra bụi mịn ngay chính trong ngôi nhà mà bạn đang sinh sống.
Chính vì bụi mịn có kích thước khá nhỏ nên có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người. Hạt nào càng nhỏ càng dễ xâm nhập sâu vào hệ hô hấp hơn.
Tác hại đối với sức khỏe của con người
Ảnh hưởng đến tâm lý: các hoạt động hằng ngày của người dân sẽ sinh ra khói, bụi khiến môi trường nhanh chóng bị ô nhiễm hơn. Và chính vì như vậy, một khi không khí thiếu trong lành, ngột ngạt dễ gây cảm giác khó chịu, bực dọc cho con người. Lúc này tâm lý của con người cũng rất dễ trở nên bất ổn và khó kiểm soát thái độ hơn vì lý do ô nhiễm môi trường tác động.
Mắc các bệnh lý về hô hấp: Một trong những tác hại của bụi thường thấy nhất, và xảy ra nhiều nhất chính là ảnh hưởng đến hệ hô hấp và các hoạt động của hệ hô hấp con người. Những hạt bụi siêu nhỏ tích tụ lâu ngày trong cơ thể là nguyên nhân gây nên các chứng ho, khó thở. Nặng hơn, bạn có thể bị viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính…
Nhồi máu cơ tim: Bụi mịn với kích thước siêu vi có thể dễ dàng lọt qua các vách ngăn khí, tấn công trực tiếp đến hệ tuần hoàn máu. Tình trạng này kéo dài có thể gây tắc, nghẽn mạch máu, là nguyên nhân gây nên bệnh nhồi máu cơ tim.
Hay quên, giảm trí nhớ: Không khí ô nhiễm khiến hoạt động của não bộ trở nên kém hiệu quả. Bạn dễ rơi vào tình trạng nhớ nhớ, quên quên, trí nhớ giảm đi đáng kể. Nguy cơ mắc đột quỵ cũng gia tăng hơn.
Gây dị ứng, mắc các bệnh lý về da, tai, mắt…: vì bụi là 1 tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe con người từ bên ngoài nên khi vào cơ thể bụi bẩn mang theo vi khuẩn dễ dàng tấn công các bộ phận như da, mắt và tai… Với những vùng da nhạy cảm. đặc biệt là mắt, nguy cơ bị dị ứng, ngứa rất dễ xảy ra. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của con người.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Đây là một trong những tác hại của bụi vô cùng nguy hiểm mà không nhiều người hiện nay rõ. Bụi mịn tích tụ nhiều trong cơ thể mẹ có thể khiến thai nhi bị nhiễm độc máu, thiếu cân và phát triển chậm. Nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, tự kỷ cũng tăng cao. Vì vậy phụ nữ đang có thai nên nhớ bảo vệ sức khỏe của bản thân để tránh những rủi ro không đáng có.
Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi không khí bị ô nhiễm?
Ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông với nhiên liệu thân thiện với môi trường. Song song với đó, cần phải phủ xanh môi trường sống và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở mỗi người, cộng đồng.
Tuy nhiên, để đối phó với tình hình trước mắt, nếu không cần thiết, bạn và người thân trong gia đình nên hạn chế di chuyển trong các tuyến đường có không khí ô nhiễm như khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình. Khi ra đường thì cần lưu ý đeo khẩu trang, tuy nhiên nên chọn loại khẩu trang có chất liệu từ than hoạt tính, cấu trúc ôm sát khuôn mặt để tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm tới mức tối đa.
--------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY BẢO HỘ LAO ĐỘNG BẢO MINH HBC
SĐT: (028) 62693708
Gửi bình luận của bạn
Đăng nhập để bình luận